Những lưu ý về tiền lương làm thêm giờ, khoản phụ cấp xăng xe/điện thoại !
Công văn 4163/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn như sau:
Theo quy định tại Điều 97 của Bộ Luật Lao động về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.- Theo đó, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ được tính như sau (giả sử A là lương của công việc đang làm ngày bình thường của người lao động):
300%A+30%A+20%x(300%A)=390%A.
Hồ sơ chứng từ gồm:
– Bảng chấm công làm thêm giờ.
– Bảng thanh toán tiền lương làm thêm.
1. Về vấn đề phụ cấp xăng xe điện thoại:
Vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều về khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không và có phải tính thuế TNCN không.
Kế toán ACVINA xin đưa ra ý kiến như sau:
– THỨ NHẤT:
Nếu xét ở góc độ thuế TNDN thì theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 có quy định về các khoản chi phí được trừ là các khoản chi phục vụ cho HĐSXKD và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.
– THỨ HAI:
Đứng ở góc độ thuế TNCN thì theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN là các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương tiền công.
–> Tóm lại: Khoản phụ cấp xăng xe, điện thoại nếu có phục vụ HĐSXKD và nếu có hóa đơn đầy đủ thì là khoản chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Còn về thuế TNCN:
- Khoản xăng xe chỉ được miễn thuế TNCN khi ng lao động được phụ cấp đi lại trong quá trình đi công tác, nhưng phải theo mức quy định của Công ty đề ra. Còn nếu phụ cấp theo lương hàng tháng thì vẫn phải chịu thuế TNCN và không phải tính đóng BHXH.
- Khoản tiền điện thoại chỉ được miễn thuế TNCN khi Cty khoán cho những cá nhân cần giao dịch với khách hàng qua điện thoại di động, lãnh đạo doanh nghiệp…và ở mức như quy định của Nhà nước, thì cá nhân không chịu thuế TNCN. Nếu mức khoán này cao hơn quy định của Nhà nước thì những cá nhân đó phải chịu thuế TNCN từ mức vượt quy định. Hoặc cty phụ cấp cho tất cả các nhân viên theo mức cố định hàng tháng thì khoản phụ cấp này sẽ phải chịu thuế TNCN
2. Các bạn có thể tham khảo ở 3 công văn sau:
– Côg văn 69792 CT-TTHT ngày 10/11/2016
– Công văn 8241 CT-TTHT ngày 24/8/2017
– Công văn 10515 CT-TTHT ngày 24/10/2017