CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN PHÁT SINH CỦA LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI THEO CÁC PHÂN HỆ BÁN HÀNG
A. KẾ TOÁN BÁN HÀNG NỘI ĐỊA
KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DN HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX
1. Phương thức bán hàng trực tiếp
• BT 1: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 1561
• BT 2: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nơ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Giá bán chưa có VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
2. Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
– Khi xuất hàng chờ khách hàng chấp nhận:
Nợ TK 157
Có TK 1561
– Khi hàng được chấp nhận:
• BT 1: P/a giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 157
• BT 2: P/a DTBH:
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Giá bán chưa có VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
3. Phương thức bán hàng trả góp
• BT 1: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá gốc xuất kho
Có TK 1561: Giá gốc xuất kho
• BT 2: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112: Số tiền đã được nhận
Nợ TK 131: Số tiền phải thu góp
Có TK 511: Giá bán trả ngay, trả tiền 1 lần
Có TK 3331: VAT đầu ra
Có TK 3387: Tổng lãi trả góp
• BT 3: Định kì
Thu tiền từ Khách hàng:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Phản ánh lãi trả góp được hưởng:
Nợ TK 3387
Có TK 515
Chú ý: Đối với tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp: Chỉ được kết chuyển sang TK 515 Doanh thu HĐTC khi bên bán hàng chắc chắn thu được tiền hàng và khoản nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.
4. Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
a) Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có các TK 1561.
– Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 131, …
b) Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
– Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được, căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 331 – Phải trả đơn vị giao đại lý (tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả đơn vị giao đại lý
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
– Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết chủ hàng)
Có các TK 111, 112.
5. Khi xuất hàng hoá bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp.
TH 1: Đơn vị bán không ghi ngay doanh thu khi xuất hàng cho đơn vị nội bộ khi giao hàng. Đơn vị bán chỉ ghi doanh thu khi hàng thực sự được bán ra ngoài
a) Kế toán tại đơn vị bán
– Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 1561
Có TK 3331 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Nếu xuất hóa đơn)
– Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có 136 – Phải thu nội bộ.
+ Phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b) Kế toán tại đơn vị mua
– Khi nhận được sản phẩm, hàng hoá do đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan (chẳng hạn như hóa đơn GTGT), ghi:
Nợ các TK 156 1(giá vốn)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) – nếu nhận được hóa đơn kèm theo hàng hóa
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường.
BT 1: Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 1561BT 2: Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Giá bán chưa có VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
TH 2: Đơn vị bán ghi nhận ngay doanh thu khi xuất sản phẩm giao cho đơn vị nội bộ (bất kể đơn vị nội bộ đã bán ra ngoài hay chưa)
– Tại đơn vị bán:
Khi xuất hàng ghi
Nợ các TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường
– Tại đơn vị mua (nội bộ)
Khi nhận hàng kèm theo hóa đơn ghi
Nợ TK 156(1)
Nơ TK 133
Có TK 336
Khi bán hàng ra ngoài thì hạch toán giá vốn và doanh thu bình thường.
6. Kế toán trả lương cho người lao động bằng hàng hóa
– Kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
– Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hoá dùng để trả lương cho công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 1561 – Hàng hóa.
7. Sử dụng sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Kế toán phải ghi nhận doanh thu đối với sản phẩm, hàng hóa như đối với giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
8. Khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ các TK 641, 642, 241, 211
Có TK 1561 – Hàng hóa.
9. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
a) Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 1561 – Hàng hóa (giá vốn).
Lưu ý: Hàng khuyến mại phải có chương trình khuyến mại đã được đăng kí với Sở Công thương theo đúng quy định của pháp luật thì không phải chịu thuế VAT đầu ra cho số sản phẩm này. Hóa đơn chỉ ghi số lượng hàng khuyến mại. Nếu công ty không thực hiện QC, khuyến mại theo quy định của pháp luật thì công ty vẫn phải xuất hóa đơn và nộp thuế GTGT cho số hàng QC, KM
Ví dụ : Công ty xuất 1000 sản phẩm để QC, KM nhưng không đúng quy định của pháp luật. Giá vốn của lô hàng này là 100.000.000. Giá bán của lô hàng này là 120.000.000 (chưa có VAT 10%)
Vậy công ty phải nộp thuế 12.000.000
Kế toán ghi:
Nợ TK 641:
Có TK 156: 100.000.000
Có TK 33311: 12.000.000
b) Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
– Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
Có TK 156 – Hàng hóa.
– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
10. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DN THƯƠNG MẠI HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KKĐK
Trong kì, khi bán hàng, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu, không ghi nhận giá vốn (giá vốn chỉ được ghi vào cuối kì trên cơ sở kiểm kê giá trị hàng hóa tồn kho cuối kì – xem mục kế toán quá trình mua hàng theo KKĐK đã trình bày ở trên). Khi bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Giá bán hàng hóa chưa có VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
– Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 6112 – Mua hàng.
– Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
B. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
1. Khi xuất kho hàng đem đi xuất khẩu:
Nợ TK 157
Có TK 1561
2. Mua hàng không nhập kho, chuyển thẳng đi xuất khẩu
Nợ TK 157
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
3. Hàng mua đi đường kì trước, kì này về chuyển thẳng đi XK
Nợ TK 157
Có TK 151
4. Khi hàng xuất khẩu được coi là tiêu thụ: Khi hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng lên phương tiện chuyên chở
– Kết chuyển giá vốn của hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632
Có TK 157
– Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK 1112, 1122, 131: TGTT lúc bán
Có TK 511
Có TK 3333 – thuế XK: Tiền thuế xuất khẩu phải nộp (nếu xác định được ngay nghĩa vụ thuế xuất khẩu khi bán hàng)
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường: Tiền thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có và nếu xác định được ngay khi bán hàng)
– Nếu không xác định được số thuế XK và thuế bảo vệ môi trường ngay khi bán thì định kì xác định nghĩa vụ thuế XK và ghi:
Nợ TK 511
Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
5. Khi nhận tiền hàng xuất khẩu
Nợ TK 1112, 1122: TGTT tại ngày nhận tiền
Có TK 131: TGTT lúc bán hàng
Nợ TK 635/ hoặc Có TK 515: CLTGHĐ
6. Nợ Chi phí phát sinh liên quan đến hàng xuất khẩu như chi phí giám định hải quan, phí ngân hàng, tiền thuê kho bãi, chi phí vận chuyển, bốc dỡ …. được ghi vào chi phí bán hàng:
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
7. Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…
8. Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.
C. KẾ TOÁN XUẤT KHẨU ỦY THÁC
TẠI BÊN GIAO ỦY THÁC
1. Chuyển tiền cho đơn vị nhận UT nộp hộ thuế XK
Nợ TK 138 (ĐV nhận UTXK)
Có TK 1111, 1121
2. Xuất hàng giao cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu (giá vốn)
Nợ TK 157
Có TK 155, 156
3. Mua hàng giao thẳng cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
Nợ TK 157: giá mua chưa VAT
Nợ TK 133: VATCó TK 111, 112, 331; Tổng giá thanh toán
4. Khi hàng giao ủy thác đã bán được:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng XK
Có TK 157: Giá vốn hàng XK
5. Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu (phải thu từ đơn vị nhận XK ủy thác)
Nợ TK 131 (ĐV nhận UTXK)Có TK 511
Có TK 3333 (thuế XK): Nếu có
6. Phản ánh thuế XK phải nộp (nếu khi bán hàng chưa xác định được thuế XK phải nộp)
Nợ TK 511
Có TK 3333 (thuế XK)
7. Khi nhận được chứng từ đã nộp thuế của bên nhận UTXK:
Nợ TK 3333 (thuế XK)
Có TK 138 (ĐV nhận UTXK)
8. Các khoản đơn vị nhận UT chi hộ cho hàng XK
Nợ TK 641: hoa hồng ủy thác và chi phí khác
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ
Có TK 3388 (ĐV nhận UTXK)
9. Thu tiền hàng xuất khẩu
Nợ TK 111, 1122
Có TK 131 (ĐV nhận UTXK)
Chú ý: Bù trừ số dư trên TK 138 và TK 3388 (chi tiết ĐV nhận ủy thác xuất khẩu nếu còn, nếu có).
10. Phí ủy thác xuất khẩu phải trả:
Nợ TK 641: Phí ủy thác xuất khẩu
Nợ TK 133: VAT của phí ủy thác
Có TK 138 : nếu đã ứng lúc đầu kỳ
Có TK 338 hoặc TK 331: nếu chưa trả
TẠI BÊN NHẬN ỦY THÁC
1. Khi nhận tiền do ĐV giao UT chuyển tới để nộp hộ thuế XK và các khoản chi phí liên quan đến hàng XK:
Nợ TK 1111, 1121
Có TK 3388 (ĐV giao UTXK)
2. Khi nhận hàng chờ XK:
Không định khoản (Theo TT 200/2014, các tài khoản loại 0 đã bị bỏ)
3. Khi nộp hộ tiền thuế cho ĐV giao UTXK
Nợ TK 3388 (ĐV giao UTXK)
Có TK 1111, 1121
4. Khi nhận được tiền hàng XK từ người mua nước ngoài
Nợ TK 1112, 1122
Có TK 3388 (ĐV giao UTXK)
5. Phản ánh tiền hoa hồng xuất khẩu ủy thác được nhận:
Nợ TK 131 (ĐV giao UTXK)
Có TK 511: hoa hồng chưa VAT
Có TK 3331: VAT của hoa hồng
6. Bù trừ số phải thu và phải trả đơn vị giao ủy thác xuất khẩu – nếu có
7. Trả tiền cho ĐV giao ủy thác xuất khẩu nếu có
Nợ TK 3388 (ĐV giao UTXK)
Có TK 111, 112
8. Nhận tiền hoa hồng xuất khẩu ủy thác (phí ủy thác xuất khẩu)
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 (đơn vị giao ủy thác xuất khẩu)
D. BÁN HÀNG CÓ CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG HỢP 1. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua:
– Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại , thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
=> Khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 5211. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Ví dụ : Ngày 22/12/2014 Công ty A có chương trình chiết khấu thương mại từ ngày 22/12/2014 đến 31/12/2014 như sau: Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000/1 cái (giá chưa có thuế), sẽ được hưởng chiết khấu thương mại là 10%.
Ngày 25/12/2014 Công ty B mua 10 sản phẩm X theo hợp đồng thì được hưởng chiết khấu thương mai là 10%. (tức 1.000.000 VND/1 sản phẩm)
=> Giá bán chưa thuế là: 10.000.000 – 1.000.000 = 9.000.000.
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
– Bên bán hạch toán:
Nợ TK 112,131: 99.000.000 VND
Có TK 511: 90.000.000 VND
Có TK 3331: 9.000.000 VND
TRƯỜNG HỢP 2. Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được chiết khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên Hóa đơn GTGT lần cuối cùng
=> Khoản CKTM trong các trường hợp này được hạch toán vào TK 5211.
Ví Dụ: Ngày 20/12/2014 Công ty A ký hợp đồng số 01-1214-AB với Công ty B: Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000VND/1 cái (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại 10%.
– Ngày 20/12/2014: Công ty B mua 7 cái. (Lần mua hàng này vì chưa đủ số lượng của chương trình chiết khấu nên chưa được chiết khấu, công ty A vẫn xuất hoá đơn cho công ty B với giá 10.000.000 VND)
– Ngày 25/12/2014: Công ty B mua 3 Cái (Lần mua hàng này tính tổng lượng hàng công ty B mua đã đủ 10 chiếc, như vậy công ty B được chiết khấu thương mại 10%)
=> Công ty A khi viết hoá đơn lần cuối cùng này sẽ trừ phần chiết khấu thương mại 10% của toàn bộ hợp đồng.
và Tổng số tiền chiết khấu là: 10*10.000.000*10%= 10.000.000 VND
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
– Bên bán hạch toán:
• Ngày 20/12/2014:
Nợ TK 112,131: 77.000.000 VND
Có TK 511: 70.000.000 VND
Có TK 3331: 7.000.000 VND• Ngày 25/12/2014:
Hạch toán doanh thu bán hàng
Nợ TK 112,131: 33.000.000 VND
Có TK 511: 30.000.000 VND
Có TK 3331 : 3.000.000 VNDHạch toán chiết khấu thương mại
Nợ TK 5211: 10.000.000 VND
Nợ TK 3331: 1.000.000 VN
Có TK 112,131: 11.000.000 VND
TRƯỜNG HỢP 3. NẾU KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH (KỲ) KHUYẾN MÃI MỚI LẬP HOÁ ĐƠN:
-Trường hợp Công ty mua hàng nhiều lần, người bán có chương trình giảm giá, chiết khấu thương mại do mua đạt được doanh số nhất định, số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì người bán được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Ví dụ: Công ty A có chương trình chiết khấu từ ngày 20/12/2014 đến 31/12/2014 Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000/1 cái (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại 10%(1.000.000 VND/1 sản phẩm X). Nếu kết thúc chương trình tức là hết ngày 31/12/2014 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu TM
– Ngày 20/12/2014: Công ty B mua 7 cái. ( công ty A xuất hoá đơn 0000955 cho công ty B với giá 10.000.000 )
– Ngày 25/12/2014: Công ty B mua 3 Cái ( công ty A xuất hoá đơn 0001001 cho công ty B với giá 10.000.000 )
=> Sau ngày 31/12/2014 (Hết chương trình chiết khấu) xét thấy công ty B đạt chỉ tiêu của chương trình chiết khấu thì công ty A xuất hoá đơn điều chỉnh cho 2 hoá đơn 0000955 và 0001001 như sau
Cách hạch toán chiết khấu thương mại trong trường hợp này như sau:
– Bên bán hạch toán:
• Ngày 20/12/2014 Hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112,131: 77.000.000 VND
Có TK 511: 70.000.000 VND
Có TK 3331: 7.000.000 VND
• Ngày 25/12/2014 Hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112,131: 33.000.000 VND
Có TK 511: 30.000.000 VND
Có TK 3331 : 3.000.000 VND
Khi hết chương trình chiết khẩu Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 5211: 10.000.000 VND
Nợ TK 3331: 1.000.000 VN
Có TK 112,131: 11.000.000 VND
•Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 511: 10.000.000 VND
Có TK 5211: 10.000.000 VND
E. BÁN HÀNG CÓ CHIẾT KHẤU THANH TOÁN VÀ GIẢM GIÁ HÀNG BÁN
– Cách định khoản chiết khấu thanh toán như sau:
Nợ 635 ( Giá vốn hàng bán )
Có 131 ( Nếu giảm trừ công nợ )
Có 111 ( Nếu trả lại tiền )
– Giảm giá hàng bán
+ Giảm giá có ghi trên hóa đơn:
Nợ TK 111,112,131: Tổng thu
Có TK 511: DT đã giảm chưa VAT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Hạch toán giảm giá ghi vào hóa đơn cuối cùng
Nợ TK 131: Tổng phải thu
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán
Có TK 511: DT chưa giảm giá
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp