Chi phí khấu hao TSCĐ có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN?
-Theo quy định khoản 3,4 Điều 13 Thông tư số 45/2013, Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì những Tài sản sau đây khấu hao không được tính vào chi phí hợp lý :
1. Tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
–> Như vậy, nếu TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh HHDV của Doanh Nhiệp thì sẽ được tính vào chi phí hợp lý.2. Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính)
– Lưu ý Tài sản cố định thuê hoạt động hay đi mượn không được trích khấu hao đối với bên đi thuê
–> Như vậy, khi CP KH TSCĐ có đầy đủ giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phần khấu hao đó được tính vào chi phí hợp lý.
VD: Ô tô 4 chỗ giá 4 tỷ dùng cho Tổng giám đốc công ty ( khấu hao 10 năm ), có giấy chứng nhận xe ô tô đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. –> Phần khấu hao của xe này sẽ đc tính vào chi phí hợp lý.
3. Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành
4. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
5. Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống và phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền( trừ ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn, ô tô dùng cho chạy thử).
–>Tức là:
– Nếu DN mua xe trên 1,6 tỷ( xe chở người từ 9 chỗ trở xuống) & đồng thời xe này không dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn, ô tô dùng cho chạy thử thì sẽ được tính vào chi phí hợp lý tương ứng với nguyên giá 1,6 tỷ.
– Nếu DN mua xe chở người ≤ 9 chỗ & đồng thời dùng cho những việc trên được đưa vào chi phí hợp lý toàn bộ.
6. Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
7. Khấu hao đối với công trình trên đất
8. Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng.
Tình huống đặt ra:
Tình huống 1: Khấu hao theo đường thẳng thì có tháng 31 ngày có tháng 28 ngày thì tính bình quân hay thế nào?
–>Giải đáp:
Căn cứ Tại khoản 9, Điều 9 Chương III Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
“9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp”.– Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp”.
Tình huống 2:
Đối với các TSCĐ đang áp dụng theo QĐ 203 nay giá trị còn lại không đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ theo TT45 thì xử lý thế nào?
–> Giải đáp:
Tại khoản 11 điều 9 thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của thông tư này.”